Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Cơ hội nào cho quốc gia cuối nguồn Mekong?

Năm 2015, cơ chế Lancang- Mekong ra đời, gồm các thành viên là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar, những quốc gia trên sông Mekong.

Với nhà nghiên cứu độc lập Apichia Sunchidah, cựu Giám đốc điều hành của Tổ chức Asean, sự kiện này có thể được xem là “tích cực”. Ông dành cho BBC Tiếng Việt một phỏng vấn về số phận của dòng sông Mekong.
  • Khi hạn hán xảy ra ở các quốc gia trên sông Mekong, đã xảy ra nhiều vấn đề căng thẳng, ông có nghĩ những căng thẳng này có phát triển thành xung đột giành nước trong tương lai?
Tôi nghĩ sẽ có thể có căng thẳng, những phàn nàn từ quốc gia này, quốc gia khác, nhưng tôi không hy vọng nó trở thành tranh chấp và xung đột toàn phần trong khu vực.
Nguồn nước có khả năng trở thành nhân tố gây căng thẳng. Ngay bây giờ vẫn có nhiều thất vọng, tranh cãi,thậm chí các nước đổ lỗi cho nhau, nhưng thường các nước không có bằng chứng khoa học khi cáo buộc.
Ví dụ như, các quốc gia hạ nguồn vẫn tranh cãi Trung Quốc xả nước cứu hạn, nhưng đó có thực sự là nước từ đập Trung Quốc xuống hay không hay nước còn đến từ các dòng nhánh của sông Mekong nữa, rồi Lào cũng nói họ xả nước, vậy nước bao nhiêu là đủ để cứu hạn Đồng bằng Sông Cửu Long?
  • Vậy hiện trạng của bức tranh quản lý‎ nguồn nước chung ở sông Mekong giờ ra sao?
Về quản lý‎ nguồn nước, hầu hết các quốc gia vẫn chỉ phỏng đoán, suy luận. Đã đến lúc các nước cả ở thượng nguồn và hạ nguồn phải cởi mở để có xác nhận thông tin khoa học. Hiện giờ tôi nghĩ cả hai bên đều chưa hoàn thiện được điều này.
Chúng ta cần biết nước được xả xuống thực chất đến từ đâu? Nguồn nước xả xuống bao nhiêu là đủ? Bao nhiêu là cần thiết. Với những dữ liệu đó nhà khoa học có thể thiết lập mô hình, đánh giá dữ liệu và đưa ra điều tiết hiệu quả cho cả khu vực
dong-song-me-kong-dang-bi-de-doa

Image captionNhà nghiên cứu độc lập Apichai Sunchindah chuyên nghiên cứu về nguồn nước và các vấn đề của Asean
Xem thêm: Các loại máy bơm nước công nghiệp sử dụng cho đập ở sông mekong
Các quốc gia hạ nguồn có vẻ cởi mở hơn một chút, vì họ có Ủy ban Sông Mekong (MRC), họ có thể chia sẻ thông tin với nhau. Từ Tam Giác Vàng trở xuống, có rất nhiều trạm nước để đo và đánh giá nguồn nước, nên ta có thể hình ảnh hoàn chỉnh hơn ở khu vực này trở xuống.
Giờ đây, chúng ta cần thêm thông tin đầy đủ từ Trung Quốc nữa để có thể đánh giá và quản lý nguồn nước xuyên biên giới.Có đủ thông tin, nước sẽ không còn là vấn đề gay cấn như bây giờ.
  • BBC: Trước đây, đã có MRC giờ lại có cơ chế Lancang – Mekong, liệu có hứa hẹn gì tốt hơn cho tương lai của sông Mekong, hay các quốc gia vẫn sẽ làm gì họ muốn trên dòng sông mà không cần quan tâm nước khác?
MRC bị giới hạn trong quyền hạn bắt buộc với bốn quốc gia hạ nguồn. Mặc dù MRC có Trung Quốc và Myanmar tham gia với tư cách đối thoại thì họ vẫn chỉ là các nhà quan sát. Họ không phải thành viên đầy đủ và vì thế mức độ hợp tác, chia sẻ thông tin cũng không đầy đủ, không giống như một thành viên chính thức. Trước đây, Trung Quốc nói họ sẽ công bố cái gì mà họ muốn,chỉ là họ tự nguyện, chứ không cần tuân theo ai cả.
Nếu là thành viên chính thức, ít nhiều quốc gia thành viên cũng phải hoàn thành nghĩa vụ, phải thực hiện một số yêu cầu, công bố một số thông tin. Giờ đây, với cơ chế Lancang –Mekong, Trung Quốc không còn ở trong trạng thái đó nữa. Tất cả sáu quốc gia giờ đều là thành viên, cùng ngồi chung một bàn.
Với cơ chế mới này, các chuyên gia hi vọng quốc gia thành viên sẽ được chia sẻ thông tin cởi mở hơn, giá trị hơn, ví dụ như mức độ nước, lượng nước, điều mà trước đây Trung Quốc chỉ công bố rất ít.
  • BBC: Quay trở lại với Thái Lan, dường như Thái Lan đang muốn triển khai các dự án dẫn nước từ sông Mekong vào để trữ cho các mùa hạn hán, liệu điều này có ảnh hưởng đến các quốc gia hạ nguồn?
Chúng tôi đã nghe về mô hình này trong một thời gian rất dài, về dự án Kong – Chi – Mun dẫn nước. Tuy nhiên, tất cả những thứ đó mới chỉ nằm trên dự án, chứ chưa thành hiện thực.
Những gì tôi thấy bây giờ chỉ là việc bơm nước tạm thời để giải quyết nhanh tình trạng thiếu nước hiện tại, như bơm nước vào các đồng bị khô hạn, bơm để có nước uống cho một số nơi. Nó là các hoạt động tình huống chứ chưa đến mức những dự án lớn và lâu dài như Kong – Chi – Mun.
Trên lý thuyết, Việt Nam hoàn toàn có thể thương thảo, nêu quan ngại về vấn đề này. Tất nhiên còn tùy thuộc vào việc Việt Nam có lý do ra sao, chứng cớ khoa học gì để có nêu quan ngại của mình với các quốc gia khác.
Với sự kiện Việt Nam kêu gọi Trung Quốc xả nước. Trung Quốc đồng ý xả. Việt Nam cũng đã nói họ ghi nhận hành động của Trung Quốc. Nhìn ở khía cạnh tích cực thì ít nhất lời đề nghị này có tác dụng. Trung Quốc xả nước vì Việt Nam nêu vấn đề. Vậy là ít ra hành động đó có tác dụng.
Tất nhiên là sau đó lẽ ra Việt Nam cần phải biết rõ hơn là xả nước với tốc độ bao nhiêu, trong thời gian bao lâu hay chỉ tạm thời. Nếu chỉ xả tạm thời mà không đủ nước thì không có tác dụng. Như hạn hán tại Việt Nam, có lẽ phải tăng thời gian xả nước thì mới có tác dụng với Đồng bằng sông Cửu long trong mùa hạn hán.
  • BBC: Trong khi Việt Nam nói Trung Quốc xả nước, nông dân Thái và các Tổ chức phi chính phủ Thái lại phản đối, vì nước làm ngập khu vực sinh sống của họ, điều này có giống một xung đột không?
Xem thêm: Loại máy máy thổi khí tsurumi
Vâng, hoàn toàn có thể là xung đột. Tôi nghĩ thứ các quốc gia cần ở đây là một cơ chế tốt để quản lý dòng chảy này, bao gồm cả tính toán phải đánh đổi ra sao.
Việt Nam muốn càng nhiều nước càng tốt để thoát khỏi hạn mặn. Người Thái lại không hài lòng với việc xả nước quá mức vì gây ngập lụt. Mỗi bên phải cẩn thận đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn xung đột và làm sao để có được những giải pháp mà cả hai bên đồng thuận được.
Về khía cạnh kỹ thuật thuần túy, tính toán dòng nước hoàn toàn không phải vấn đề.Chúng ta hoàn toàn có thể tính toán các mẫu vận hành kỹ thuật, giả lập tình huống để tính toán dòng nước. Chúng tôi đã từng làm các mô hình đó trên các con sông tự nhiên rồi. Các con sông lớn chảy qua nhiều quốc gia như vẫn có thể quản lý dòng chảy như vậy mà.
Nói về mặt kỹ thuật, điều này hoàn toàn có thể làm được. Vậy ở đây, chúng ta cần biết từng quốc gia cần gì? Ai sẽ bị tác động? Chỉ cần các quốc gia có dữ liệu và sẵn sàng làm việc cùng nhau, đây hoàn toàn không phải vấn đề khó khăn.
  • BBC: Nhưng các quốc gia không sẵn sàng chia sẻ thông tin thì sao?
Vâng, vậy tôi mới nói về khía cạnh kỹ thuật thuần túy. Nếu bạn chỉ có hai trạm đo đạc, so với bạn có 100 trạm đo đạc, kết quả tất nhiên sẽ khác nhau. Vấn đề ở đây là, liệu ta có đủ thông tin không?
Tôi đoán, giờ có lẽ ta đã có đủ tất cả các trạm đo nước dọc toàn bộ sông Mekong. Điều quan trọng cuối cùng là liệu Trung Quốc có sẵn sàng chia sẻ thông tin liên quan với các thành viên hạ nguồn không?
  • BBC: Tại sao giờ đây Trung Quốc lại muốn thiết lập cơ chế Lancang – Mekong ? Trong khi đó suốt thời gian trước đây họ vẫn phớt lờ các quốc gia hạ nguồn?
Trước giờ Trung Quốc vẫn bị những cái nhìn tiêu cực từ các nước hạ nguồn. Đã đến lúc Trung Quốc muốn được nhìn nhận tích cực hơn trong khu vực.Họ muốn hạ nhiệt một số khu vực, như muốn vùng Mekong có hợp tác tốt hơn, cân bằng lại và để có thể tập trung hơn vào vấn đề Biển Đông, cũng là một khu vực có xung đột căng thẳng.
Ngoài ra, Trung Quốc muốn hợp tác tốt hơn, buôn bán tốt hơn, di chuyển tốt hơn. Đừng quên cơ chế Lancang – Mekong không chỉ có hợp tác về nguồn nước, mà còn có thương mại, hợp tác kinh tế. Tôi nghĩ tất cả có liên quan với nhau trong bức tranh phát triển lớn.

Gợi ý xem thêm: Các loại bình tích áp varem tốt nhất để tăng áp lực nước